Blog

Triệu tập phóng viên đăng ảnh sex Lý Tống Thụy

Hôm qua (27.8), văn phòng Công tố viên quận Đài Bắc (Đài Loan) đã triệu tập để thẩm vấn 4 phóng viên của tờ China Times nhằm làm rõ loạt bài viết và hình ảnh nhạy cảm, liên quan đến vụ Lý Tống Thụy cưỡng hiếp các nghệ sĩ.
Theo đó, có 3 phóng viên bút danh họ là Chen, 1 phóng viên bút danh là You. Những phóng viên này phải đến văn phòng công tố để giải trình về nguồn tin cũng như các bức ảnh sex bị rò rỉ của Lý Tống Thụy. Các nhà điều tra cho biết, họ triệu tập những phóng viên này để làm rõ nguồn tin và ảnh sex kia xuất phát từ đâu, do ai đăng tải và nhằm mục đích gì. Ngoài ra, các phóng viên khi đăng tải thông tin và hình ảnh có thực sự chính xác không, hay chỉ lấy nguồn anh trên mạng Internet với những bức ảnh ghép Lý Tống Thụy đang “quan hệ” với các cô gái.
Tại Đài Loan và Trung Quốc, các báo cập nhật tin bài về Lý Tống Thụy
Hôm chủ nhật (26.8), tờ China Times đăng tải bài viết trên trang chủ với nội dung cáo buộc Lý Tống Thụy cưỡng hiếp một phụ nữ đang “đến tháng”. Báo giấy của China Times ngay sau đó cũng xuất bản bài viết này, và xếp nó vào vị trí trang thứ 3 của tờ báo.

Huang Mo-hsin, phát ngôn viên của Văn phòng công tố viên quận Đài Bắc cho biết, những ngày gần đây loạt clip sex về Lý Tống Thụy đã làm náo loạn cư dân mạng. Nhiều trang web còn bị tin tặc tấn công DDos gây sập trang. Một số trang web đen còn bắt người dùng nạp tiền mới có thể xem và tải clip sex của Tống Thụy về máy.

Hôm qua, các công tố viên tiếp tục kêu gọi những cô gái bị “yêu râu xanh” họ Lý hiếp dâm đến khai nhận và cung cấp thêm bằng chứng. Trước đó, Lý Tống Thụy bị bắt về tội hiếp dâm hàng loạt gái trẻ. Khi thu giữ máy tính của đối tượng này, cảnh sát phát hiện hàng trăm bức ảnh nóng cùng nhiều clip sex bệnh hoạn mà Tống Thụy đã quay.

Và hôm nay, nhiều trang web đen đã cho đăng tải tới 40 clip sex mà nhân vật chính là chàng “thiếu gia hiếp nghệ sĩ”.

Đọc nguyên bài viết tại : Triệu tập phóng viên đăng ảnh sex Lý Tống Thụy

Trấn yểm nước Việt, Cao Biền thất bại ê chề

Dù được xem là đã nhiều lần ra tay trấn yểm tinh anh linh khí nước Việt song ‘phù thủy phương Bắc’ Cao Biền đã không một lần thành công…
Chuyện xây thành Đại La và đền thờ Bạch Mã

Cao Biền vốn là người U châu, là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn – người đã trấn áp cuộc nổi dậy của Lưu Tịch dưới triều đại của Đường Hiến Tông. Mặc dù gia tộc của Cao Biền đã vài đời làm quan trong cấm quân, song khi còn nhỏ Cao Biền là người giỏi văn và thường thảo luận về chuyện lý đạo với các nho sĩ. Tuy nhiên, Cao Biền cũng lại là một người rất tinh thông võ nghệ.

Theo đó, vào một hôm có hai con diều sóng đôi bay qua, Cao Biền giương cung nhắm bắn, một phát tên trúng cả hai con. Mọi người cả kinh, nhân đó gọi Cao Biền là “Lạc Điêu Thị Ngự Sử”. Cuối thời Đường, sự phản kháng của nhân dân ta ngày càng tăng lên.

Những cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan tuy cuối cùng đều bị đàn áp song đã làm lung lay thêm nền đô hộ mấy trăm năm của giặc phương Bắc. Trong bối cảnh ấy, Cao Biền được triều Đường cử sang làm Tiết Độ sứ cai trị dân ta. Trong thời gian làm Tiết Độ sứ, Cao Biền đã tiến hành xây thành Đại La và được xem là một trong những người tham gia vào quá trình tạo nên tòa thành quan trọng này.

Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (tức năm 767). Đến năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (tức năm 791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (tức năm 808), Trương Chu lại sửa đắp lại.

Rồi đến năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (tức năm 824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành. Sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (khoảng 6,6 km).

Thành cao 2,6 trượng (khoảng 8,67 m). Chân thành rộng 2,5 trượng (khoảng 8,33 m) với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn, 3 hào nước, 34 đường đi. Cao Biền còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (khoảng 7,09 km), đê cao 1,5 trượng (khoảng 5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (khoảng 6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này.

Tuy nhiên, có truyền thuyết khác kể lại rằng Cao Biền đắp La Thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành.

Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Ngoài ra, chuyện này còn có dị bản khác trong đó thể hiện tài phép của Cao Biền không thể chế ngự nổi thần linh đất Việt. Theo đó, Cao Biền đã cho đắp thành Đại La.

Tranh Cao Biền cưỡi mây đi xem long mạch.

Vào một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kỳ dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng: “Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?”.

Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ. Sau này, vua Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi tên gọi là thành Thăng Long.

Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau, nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa. Cũng từ đó, Thần Long Đỗ được phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.

Nhiều lần thất bại khi cố gắng trấn yểm linh khí đất Việt

Sử sách và cả truyện dân gian truyền miệng nói khá nhiều về viên Tiết Độ sứ này, trong đó có không ít những chuyện liên quan đến bùa yểm, thần phép. Người ta truyền rằng, sau khi đã yên vị chức Tiết Độ sứ ở An Nam, Cao Biền bèn cưỡi chim thần đi khắp nước Việt để xem hết các phúc địa. Theo đó, mỗi lần trời nổi giông gió, sấm chớp là Cao Biền lại cưỡi kỳ lân bay sang nước ta và các vùng đất bên ngoài nước Trung Hoa.

Theo các đạo sĩ, khi có gió bão lớn, “rồng đất” sẽ thức dậy lộ ra. Linh khí của đất hiện lên để ứng hợp với sức mạnh của trời. Cao Biền bay lượn trên cao nhìn xuống phát hiện ra vùng đất nào có “long mạch” để yểm bùa xuống. Tuy nhiên, hầu hết các lần trấn yểm của Cao Biền đều không thể thắng lại được linh khí tinh anh của đất Việt.

Truyện sông Tô Lịch trong Lĩnh Nam chích quái đã kể như sau: “Năm Hàm Thông thứ 6, vua Đường Ý Tông sai Cao Biền làm Đô Hộ Tướng Quân, đem binh đánh quân Nam Chiếu. Lúc Biền trở về, nhà vua đặt Tĩnh Hải Quân ở thành Lĩnh Nam, cho Biền làm Tiết Độ sứ. Biền thông hiểu thiên văn địa lý, xem hình thế đất mà xây thành Đại La ở phía Tây Lô Giang, chu vi 30 dặm để ở. Có dòng sông con từ Lô Giang chảy vào phía Tây Bắc, cuốn quanh phía Nam, ôm lấy thành Đại La rồi lại nhập vào sông Cái. Hồi đó đang giữa tháng sáu, nước mưa lên cao.

Cao Biền cưỡi thuyền nhẹ thuận dòng vào sông con, đi khoảng một dặm bỗng thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, dung mạo dị kỳ tắm ở giữa dòng sông, cười nói hớn hở. Biền hỏi họ tên thì cụ đáp “ta họ Tô tên Lịch”. Biền lại hỏi là nhà cụ ở đâu thì được đáp tiếp là ‘nhà ở trong sông này’. Dứt lời, cụ lấy tay đập nước bắn tung mù mịt rồi biến mất. Biền biết cụ là thần, bèn đặt tên sông là Tô Lịch.

Thất bại đầu tiên của Cao Biền chính là trong việc trấn yểm vùng đất Cổ Pháp. Làng Cổ Pháp chỉ là một trong hàng ngàn ngôi làng của miền Bắc Việt Nam nhưng đây lại là nơi ngưng và kết huyệt long mạch của dãy núi Tiêu Sơn. Dân gian kể lại, đến đời La Quý An, thế đất Cổ Pháp vượng quá. Bao nhiêu vì sao tinh tú trên trời đều chầu về. Quan nhà Đường xem thiên văn, nhìn rõ, tâu lên vua nhà Đường là Đường Ý Tông (860-873). Khi Cao Biền sang Giao Châu, vua Đường dặn riêng với Cao Biền những lo lắng về linh khí nước Việt.

Theo đó vua Đường nói đại ý rằng: “Trưng thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đông Hán (25 – 220). Rồi đến Triệu Ẩu (cách người Trung Hoa gọi Bà Triệu, nhằm ý miệt thị), Lý Bôn… làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau này có biến. Khanh đến đó, trước bình giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam đi và vẽ địa đồ về cho trẫm”.

Chính vì thế, nhân dịp đi qua đất Cổ Pháp, Cao Biền có cho đào 19 cái lỗ chôn bùa ngải để yểm đất. Thế nhưng, ngài La Quý An biết vậy nên cho người lén đào 19 cái lỗ đó lên và trồng 19 cây lê vào. Về sau, đất này là nơi sản sinh ra rất nhiều người tài giỏi. Nhiều vị anh hùng hào kiệt đã được nuôi dưỡng bởi linh khí nơi này, trong đó Lý Công Uẩn.

Tiếp đó, Cao Biền lại thua tơi tả trong cuộc đấu với Thánh Tản Sơn. Thánh Tản Sơn chính là vị thần Sơn Tinh trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh và là một trong tứ vị thần bất tử của Việt Nam. Để có thể diệt được thần bản địa, Cao Biền đã dùng một mưu mẹo rất “con người” là giả lập đàn cúng tế, lừa thần lên rồi dùng kiếm báu chém đầu.

Chém xong, Cao Biền đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Truyền thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc dùng cách cũ để thần bản địa đến. Cao Biền có lần đến núi Tản (còn gọi là núi Ba Vì), định dùng mưu mẹo này. Thế nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền nhổ một bãi nước bọt vào Cao Biền và bỏ đi (có truyền thuyết nói là mắng Cao Biền và bỏ đi).

Ngoài ra, Cao Biền cũng đã không thành công trong việc yểm vùng đất Huế. Chúng ta vẫn biết rằng, chuông Thiên Mụ nổi tiếng cả nước với tiếng ngân vang xa rộng của nó. Quả chuông này do chúa Nguyễn Phúc Chu cấp tiền đúc vào năm Canh Dần (1750). Tiếng chuông chùa Thiên Mụ biểu trưng cho sự hiện diện của Phật giáo hằng ngày, sớm và chiều tại cố đô Huế, trong lòng mỗi người dân tại cố đô Huế.

Thiên Mụ là bà lão nhà Trời. Theo truyền thuyết, Cao Biền đã đến Thuận Hóa, xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thấy giữa đồng bằng đột khởi một cái đồi hình đầu rồng, biết là nơi linh địa, bèn cho đào hào cắt ngang dưới chân đồi.

Đêm đến, Cao Biền mộng thấy một bà lão tóc bạc phơ, ngồi dưới chân đồi than vãn và nói to: “Đời sau, nếu có bậc minh chủ, muốn bồi đắp mạch núi lại, đem lại linh khí cho đồi núi này, thì hãy lập chùa thờ Phật ở đây…”.

Về sau, Nguyễn Hoàng khi vào Thuận Hóa, tìm cách gây dựng thế lực để biệt lập và chống đối với họ Trịnh đã đến nơi này. Khi nghe các bô lão kể lại câu chuyện bà lão Trời và Cao Biền, Nguyễn Hoàng đã rất mừng, lập tức cho xây chùa trên núi, và tự tay viết biển chùa là “Thiên Mụ tự” (chùa Thiên Mụ – chùa bà lão nhà Trời).

Truyền thuyết còn kể rằng, một lần, Cao Biền bay qua vùng núi Hàm Rồng, nhìn thấy huyệt Hàm Rồng, Cao Biền nói rằng địa thế này tuy không phải là hung địa “xương long vô túc” (rồng không chân) nhưng cũng là hình con rồng què chân, không phải đất cực quý, nên bỏ đi. Miệng nói vậy nhưng chính y lại âm thầm trở lại, mang theo hài cốt cha để táng vào mong sau này có thể phát đế vương.

Sau nhiều lần táng mả cha vào, xương cốt cứ bị huyệt núi đùn ra, không kết phát. Cao Biền biết rằng đây là long mạch cực mạnh, cực quý thì lại càng ham thích, rắp tâm làm đến cùng. Biền bèn tán nhỏ xương vừa tung lên thì có muôn con chim nhỏ cùng bay đến, vỗ cánh quạt vù vù làm xương cốt bám trên vách đá bay tứ tán.

Biền than rằng linh khí nước Nam quá mạnh, không thể cưỡng cầu. Quả nhiên không lâu sau, Biền bị triệu về nước rồi bị giết. Và sau này, đất Thanh là nơi phát khởi của nhiều vua chúa. Nhiều người cho rằng, những chim nhỏ phá phép trấn yểm của Cao Biền là thần linh của sông núi nước Nam.

Có người lại cho rằng đó là do Thánh Tả Ao hóa phép. Theo truyền thuyết, cụ Tả Ao là vua phong thủy của nước ta, chuyên phá những long mạch bị Cao Biền trấn yểm. Không ai rõ tên và năm sinh, năm mất của Tả Ao nên chỉ gọi theo tên làng.

Trong khi đó, một truyền thuyết khác lại kể rằng: khi sang nước Nam để yểm bùa và triệt hạ long mạch, Cao Biền có nuôi 100 âm binh. Đến nước Nam, Cao Biền ở trọ nhà một bà hàng nước và nhờ bà mỗi ngày thắp một nén hương, gọi dậy một âm binh. 100 ngày thắp đủ 100 nén hương sẽ gọi dậy được 100 âm binh.

Bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền, giả vờ quên, thắp cả 100 nén hương trong một ngày. Kết quả là 100 âm binh của Cao Biền đã dậy đủ nhưng mà dậy non, thiếu ngày nên chẳng hiệu quả gì. Đây là nguồn gốc của câu thành ngữ “lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”.

Cái chết của Cao Biền và lời kết cho những giai thoại trấn yểm

Cao Biền tuy bị bắt và bị giết ở Trung Quốc nhưng dân ta lại kể về mả Cao Biền ở nước Nam, thậm chí mả lại có ở tận vùng trung Trung bộ. Ví dụ như ở Phú Yên có truyền thuyết mả Cao Biền. Theo đó, chuyện kể là sau khi trấn yểm đất thành Đại La không thành, Cao Biền sợ linh khí nước Nam bèn đi mãi về phương Nam, đến tận Phú Yên.

Cao Biền tìm được một làng nhỏ ven biển Phú Yên có long mạch liền quyết định sinh sống tại đây mà không về Bắc nữa. Qua nhiều năm tháng, Cao Biền giúp dân làng nhiều việc, nhất là đã giúp nhiều người xem đất dựng nhà, để mồ mả…

Lúc sắp mất, Cao Biền nhờ dân làng giúp lại cho một việc là sau khi chết chôn xác ông vào huyệt đất đã chọn trước. Nay ở xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trên một ngọn đồi có mả Cao Biền. Ở đây có câu ca dao: “Nhìn ra thấy mả Cao Biền/ Nhìn vào thấp thoáng Ma Liên, Chóp Chài”.

Có thể nói rằng, những truyện truyền kỳ về phép thuật của Cao Biền cùng những hiển linh của các vị thần nước Nam đã vô hiệu hóa được mưu của Cao Biền… hầu hết chỉ ghi lại trong Việt Điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái cùng một số các ngọc phả thần tích. Soạn niên của các tác phẩm này tuy còn có ý kiến bàn cãi nhưng chắc chắn là được viết sau thời Cao Biền nhiều thế kỷ.

Ví dụ như ở bài tựa đầu sách Việt Điện u linh tập của Lý Tế Xuyên ghi rõ là sách viết năm Kỷ Tị, Khai Hựu nguyên niên, tức là năm 1329. Bài tựa của Vũ Quỳnh trong Lĩnh Nam chích quái cho biết ông tìm được sách này và tiến hành nhuận chính vào năm 1492.

Như vậy là sách đều được viết sau thời Cao Biền làm quan ở nước ta đến hơn 500 năm. Sau một thời gian dài như vậy, trải qua bao nhiêu cuộc chiến, nguồn tư liệu hầu hết lại chỉ là truyền miệng và nội dung truyện hẳn không thể nào chính xác được.

Riêng việc Cao Biền yểm bùa ở nước Nam thì các bộ sử giá trị của ta như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư không hề nhắc đến mà chỉ kể lại chuyện nhờ trời giúp sấm sét đánh tan đá núi mà Cao Biền khai thông được kênh Thiên Uy. Các truyện truyền kì về nhân vật Cao Biền tuy có những chi tiết hoang đường sai với lịch sử song về mặt văn học, cả một quãng sinh hoạt văn hóa của tiền nhân lại hiện lên đầy màu sắc kì bí.

Ngoài ra, câu chuyện “yểm bùa” của Cao Biền theo một nhận định khác cũng là tôn vinh vùng đất địa linh nhân kiệt Thăng Long. Vùng mà Vua Lý Thái Tổ tinh tường đã chọn làm kinh đô mới, đổi tên thành Đại La là Thăng Long, chọn thần Long Đỗ (vị thần khiến Cao Biền khiếp sợ) thành Thành Hoàng của Thăng Long. Và tất cả truyền thuyết về sức mạnh của Cao Biền có lẽ cũng chỉ gói gọn trong thành ngữ của ông cha ta “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non” dành cho những người nào sức yếu, tay chân run rẩy.

Xem bài nguyên mẫu tại : Trấn yểm nước Việt, Cao Biền thất bại ê chề

Tóc Tiên đẹp quyến rũ với mốt xuyên thấu

Mái tóc tém, gương mặt thon gọn và phong cách thời trang xuyên thấu giúp nữ ca sĩ Tóc Tiên trở nên cá tính và hấp dẫn người đối diện bởi vẻ đẹp cực quyến rũ.
Có mặt tại buổi khai trương viện chăm sóc da nổi tiếng tại Singapore lần đầu tiên có mặt tại trung tâm thương mại Vincom, TP.HCM vào chiều qua, Tóc Tiên hút hồn mọi ánh nhìn bởi phong cách ăn mặc cá tính.
Mái tóc tém giúp Tóc Tiên nổi bật giữa dàn mỹ nhân tóc dài
Gương mặt cô gầy hơn so với trước đây khá nhiều
Vẻ thon gọn càng tăng nét cá tính của Tóc Tiên
Chiều qua Tóc Tiên diện phong cách áo xuyên thấu, khoe trọn nội y
Phong cách ăn mặc cá tính giúp nữ ca sĩ trẻ trung và xinh đẹp gấp bội
Tóc Tiên mới về Việt Nam được một tuần và sau một tuần nữa, cô sẽ bay sang Mỹ tiếp tục công việc bên đó.
Đừng bên cạnh Lê Thúy, Tóc Tiên nhỏ nhắn hơn hẳn.
Tóc Tiên rạng ngời bên đàn chị Hà Hồ
Sự có mặt của Hà Hồ khiến bầu không khí trở nên náo nhiệt
“Gái một con” mặc giản dị nhưng khéo léo khoe làn da trắng sáng.
Nụ cười tỏa sáng cũng là thế mạnh của cô
Hồ Ngọc Hà chụp hình chung với các bác sĩ và đại diện viện chăm sóc da
Lê Thúy và Kha Mỹ Vân cùng đọ dáng với sắc đỏ
Trà My xinh đẹp vơi tone vàng rực
Người mẫu Minh Tú
Lan Khuê

Coi bài nguyên văn tại : Tóc Tiên đẹp quyến rũ với mốt xuyên thấu

Thư gửi Vàng Anh của người có em bị tung clip sex

Em họ tôi và Hoàng Thùy Linh rơi vào hoàn cảnh bị tung clip sex. Thế nhưng, hậu của clip sex ấy lại đối nghịch nhau, người sống, người chết.
Tự tử vì bị tung clip sex

Câu chuyện đau lòng với người em họ xảy ra cách đây 3 năm vẫn là vết thương với cả gia đình.

Khánh Hà, em họ tôi, 20 tuổi, xinh đẹp, dịu dàng, là con thứ hai trong gia đình và là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội. Cả ba mẹ đều làm giáo viên nên Hà cũng góp nhặt được những gì là nề nếp của phận nữ nhi. Xa quê, học đại học và ở trọ dưới Hà Nội, ngày ngày Hà chỉ lặp lại quãng đường từ nhà đến trường, đi dạy thêm, lên thư viện và qua học nhóm với bạn bè.

Cả tháng, có khi ba mẹ mới xuống thăm Hà được hai lần vì còn bận công việc ở quê. Tháng nào ba mẹ không xuống thì Hà lại về vào cuối tuần. Hồi còn học cấp 3, chẳng khi nào thấy Hà có tình cảm với ai và cũng ít nói chuyện trai gái. Thế mà mới học đến năm thứ hai đại học, cuối tuần Hà đưa một người bạn trai về nhà chơi. Bố mẹ và anh trai Hà mắt tròn mắt dẹt khi thấy cô con gái bỗng chốc thay đổi.

Gặp bạn của con lần đầu nhưng cả hai ông bà đều không có cảm tình. Học trên Hà một khóa – Phi, bạn trai Hà rất khéo ăn nói, thuộc hạng công tử nhà giàu nhưng tính tình không mấy lễ phép. Dạo đó, mẹ Hà xuống thăm con, bà lo sợ khi thấy tính tình con gái thay đổi. Gương mặt lúc nào cũng thất thần. Gặng hỏi mãi mà con gái không chia sẻ.

Chẳng ai ngờ, một tuần sau đó, hai ông bà nhận hung tin Hà uống thuốc sâu tự tử. Hôm ấy, Hà tự mua lọ thuốc sâu về rồi khóa trái cửa phòng rồi tu hết. Đến khi được hàng xóm phát hiện thì Hà đã tử vong. Công an vào cuộc điều tra thì phát hiện ra Hà chính là nhân vật trong một clip sex đang bị lan truyền trên mạng. Mãi sau gia đình mới được biết, vì Hà nhắn tin chia tay nên Phi đã tung những clip sex lên mạng.

Ảnh minh họaThư gửi Vàng Anh của người có em bị tung clip sex

Trước đó, vào dịp lễ valentine, Hà và Phi đã có buổi tối tuyệt vời ở một nhà hàng sang trọng. Món quà của người yêu cùng những lời ngọt ngào khiến Hà như quên hết mọi thứ xung quanh. Điểm dừng của ngày lễ tình yêu là nhà nghỉ. Xem lại tin nhắn trong máy Hà khi em đã mất, tôi nhói lòng với những tin nhắn Hà tâm sự với người bạn gái: “Hôm ấy, tao lỡ rồi. Ban đầu, Phi chỉ nói vào tâm sự nhưng anh ấy cứ ôm và cởi đồ. Phi gợi ý quay clip để làm kỷ niệm giữa hai đứa, chỉ hai đứa biết. Mày đừng nói với ai.

Anh còn bảo lúc đi thực tập xa, có cái xem cho đỡ nhớ người yêu. Anh còn nửa đùa nửa thật bảo: ‘Không có clip sex, lúc xa em sợ anh lại dễ sa ngã trước các cô gái trẻ đẹp khác”… “Anh ấy bạo lực lắm, tao muốn chấm dứt; “Phi dọa tung clip sex của hai đứa lên mạng, cứu tao với..”; “Tao không dám gặp ai nữa”…

Vàng Anh Thân mến, nếu bạn có thể mạnh mẽ vượt qua dư luận, cố gắng để hoàn thiện bản thân thì em tôi đã chọn cái chết để giải thoát. Em tự kết liễu đời mình khi đang ở lứa tuổi đẹp nhất cuộc đời. Tôi hiểu vì em không vượt được qua dư luận. Ba mẹ không còn nước mắt để khóc, chòm xóm tiễn đưa em…

Tôi biết, Vàng Anh là người của công chúng, vì thế clip sex đó bị lan tỏa với tốc độ chóng mặt. Ngày nào cũng nghe thấy báo đài inh ỏi, mạng xã hội thì cứ lên là thấy những tít giật gân về Hoàng Thùy Linh. Hiệu ứng Vàng Anh, rồi áo trắng đã bị xã hội ám chỉ điều không tốt. Đỉnh điểm là 3 năm sau clip sex đó, tờ CNN GO đã xếp sự kiện này vào top 5 vụ bê bối tình dục hàng đầu châu Á.

Khi đó, tôi đồng tình với câu trả lời trên báo chí của Linh khi nhắc tới chuyện này: “Tôi mong những chuyện không hay trong quá khứ hãy ngủ yên”. Nhìn ở góc độ thuần phong mỹ tục, Linh cũng đáng giận. Thế nhưng, từ chuyện tìm đến cái chết của em họ tôi thì bản thân tôi thấy Hoàng Thùy Linh là người mạnh mẽ.

Vấp ngã để con người mạnh mẽ và trưởng thành hơn, tôi tin là như thế. Nếu mọi người để ý sẽ thấy Hoàng Thùy Linh hầu như rất ít trả lời về những lùm xùm đã qua. Linh đã cố gắng bằng chính hành động, sự nỗ lực hết sức.

Liên tiếp trong những năm qua, Hoàng Thùy Linh đều cho ra mắt những sản phẩm âm nhạc được đầu tư công phu, chiếm được cảm tình của khán giả. Giờ Linh đã quay trở lại với điện ảnh, con đường có thể nói một lần nữa lại trải đầy hoa hồng, tất nhiên cũng phải có sự cố gắng. Linh hãy vững tâm mà bước tiếp, tớ tin cậu sẽ thành công với tài năng của mình.

Hậu clip sex, liệu còn những cái chết thương tâm?

Vàng anh thân!

Viết thư này, bản thân tôi không muốn khẳng định bạn không sai, cũng không mong muốn một sự chia sẻ cho người em xấu số. Tất cả cũng đã qua, nỗi đau đã lặn vào trong. Tôi chỉ đặt câu hỏi, khi rơi vào hoàn cảnh tương tự, liệu còn bao nhiêu cái chết thương tâm xảy ra và bao nhiêu người gắng gượng đứng dậy sau “khủng hoảng”. Thái độ của xã hội  sẽ quyết định điều ấy.

Ở nước ta, tình dục là chuyện riêng tư, tế nhị và kín đáo, có phải thế hay không mà hễ bị phơi bày ra là nó trở nên xấu xa như vậy? Linh à, tôi đang thắc mắc, người ta cứ trách bạn hư hỏng vì quay clip sex. Nhưng sao họ không đặt câu hỏi, clip đó để hại ai? Họ có quay để khoe khoang, đầu độc ai không? Hay đó chỉ là chuyện riêng giữa hai người yêu nhau chân thành?

Dĩ nhiên, tôi không bao giờ cổ vũ cho lối sống thoáng nhưng đó là tự do cá nhân của mỗi người. Người khác không có lối sống giống mình không có nghĩa mình có quyền thóa mạ họ.

Bởi hiện nay, có rất nhiều bạn gái trẻ tự đi chụp một vài bộ ảnh nude, bán nude để lưu giữ đường nét xuân xanh trên cơ thể. Tôi giả sử những bộ ảnh đó bị kẻ xấu phát tán, người ít nổi tiếng thì không sao, còn phàm là người trong giới giải trí sẽ phải hứng chịu gạch đá và những lời thóa mạ từ dư luận.

Tôi còn nhớ, một người đàn ông làm to trong một viện nghiên cứu, trên bàn nhậu ông ta khoe khoang: “Với mấy đứa sinh viên, cứ mỗi tháng quẳng cho nó ít tiền là nó phục vụ từ A tới Z…”. Hay như: “Nhà đó ba chị em tao chén tất”… Thậm chí, họ khoe để so đo với nhau xem số bạn tình của ai nhiều hơn trong một vài tháng. Họ nói với giọng ngạo nghễ và hả hê. Đó là tôi chưa nói đến những người dùng tiền mua sex. Vậy, theo Linh và mọi người thì có phải sex là xấu, là tội lỗi với những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm về những hành vi của mình không?

Có những gia đình sau khi con gái rơi vào hoàn cảnh như Vàng Anh và em họ tên Khánh Hà của tôi thì một số ông bố bà mẹ coi đó là nỗi nhục không bao giờ gột sạch. Không quan tâm vực con dậy sau cú sốc mà sợ mang tiếng với thiên hạ là không biết dạy con.

Tôi đã nghe ở đâu đó thế này: “Đạo đức nhân cách của mỗi người không nằm ở miệng người khác”. Xã hội hiện đại hơn nhưng vẫn đồng hành với giá trị văn hóa truyền thống. Tôi đồng ý như vậy. Nhưng, những gì gọi là văn hóa ấy phải song hành cùng sự nhân văn, lòng khoan dung, tha thứ.  Chung quy lại “khổ đau là cần thiết cho tới khi bạn nghĩ nó không cần thiết”….

Thương khóc em lần cuối và cũng là lần cuối tôi nhắc lại chuyện này. Tôi mong Linh sẽ thành công hơn nữa trong sự nghiệp để khán giả sẽ nhắc Vàng Anh như hình tượng một tài năng. Và hơn hết, tôi mong hậu clip sex sẽ không phải là những cái chết thương tâm hay sự gục ngã, yếu mềm trước dư luận.

Tham khảo bài viết gốc ở : Thư gửi Vàng Anh của người có em bị tung clip sex

Thờ Thần Tài, Thổ Địa để tài lộc dồi dào

Bàn thờ hoặc tượng Thần Tài nhất định phải nhìn thẳng ra cửa chính, có thế mới thu hút của cải vào trong nhà.
Thần Tài
Trong dân gian có lưu truyền rất nhiều thuyết về các vị Thần Tài khác nhau như chính tài thần, chuẩn tài thần, hoàng tài thần, ngũ hiền tài thần, ngũ lộ tài thần… nhưng phần lớn được chia làm hai loại là: văn Thần Tài và võ Thần Tài.
Thần Tài văn thường được biết đến nhiều nhất là các ông Tam Đa gồm ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ. Trong ba vị này chỉ có một vị là thần tài đó là ông Lộc, nhưng nếu đã bày ông Lộc người ta thường bày luôn cả ba ông. Ngoài ra còn có Tỷ Can (thừa tướng, trung thần bị Đát Kỷ lấy mất trái tim trong truyện Phong Thần Diễn Nghĩa) hay Phạm Lãi (một chính trị gia thời Xuân Thu Chiến Quốc)…
Thần Tài được biết đến phổ biến hơn cả chính là Thần Tài võ Triệu Công Minh, người đời Tần. Dân gian gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay là Triệu Công Nguyên Soái. Ông vốn là một mãnh tướng, sau đi tu ở Chung Nam Sơn rồi đắc đạo. Ông được phong là Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái. Là dũng tướng nên Triệu Công Minh có tài trừ yêu diệt quỷ, chữa bệnh và mang lại của cải. Người làm kinh doanh, buôn bán thường lập bàn thờ cầu cúng ông để mong may mắn phát đạt.
Ông được mô tả là một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Trước đây nhiều người không dùng tượng của công để thờ cúng, họ vẽ hình ông lên đĩa kim loại và đặt chiếc đĩa lên bàn thờ.
Cũng có nhiều người cho rằng Thần Tài võ là Quan Công ( Quan Vân Trường – nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa).
Thổ Công (Thổ công, Ông Địa)
Ở Việt Nam, Thần Tài thường chỉ được giới kinh doanh, buôn bán thờ cúng, còn thông thường người ta cúng ông Thổ Địa nhiều hơn. Đây là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình.
Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là ở đâu có sự sống của con người thì ở đó có Thổ công cai quản. Mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì phải cúng vị thần này.
Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo Quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Khi đó Thổ Địa được chia làm ba: người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
Trong văn hóa Trung Hoa, Thổ Công và Thần Tài có thể được hợp nhất là một. Vì thế thờ Thần Tài hay Thổ Công đều có ý nghĩa tương đương.
Bàn thờ Thần Tài và cách thờ cúng
Cũng theo truyền thuyết thì Thần Tài là vị thần rất vui tính, thích đùa nghịch với trẻ con và thích ăn tỏi. Vì thế, bàn thờ của ông thường được cúng bằng tỏi hoặc trái cây, chuối xiêm.
Thường xuyên dọn dẹp để bàn thờ sạch sẽ, nếu tượng thần tài bị hỏng, phải thỉnh ngay vị mới về, luôn phải tươm tất sạch sẽ thì mới linh nghiệm.
Bàn thờ Thần Tài được lập ở những góc nhà, xó xỉnh chứ không phải nơi cao ráo như bàn thờ Tổ tiên. Khi đặt bàn thờ nhất định mặt ông Thần Tài phải nhìn ra hướng cửa chính, như vậy vừa có thể thu hút được của cải vào trong nhà, lại vừa có tác dụng trấn giữ tài sản, áp chế sát khí.
Ngày nay, khi lập bàn thờ Thần Tài, thường sẽ thờ chung hai ông Thần may mắn này. Theo hướng từ ngoài nhìn vào Thổ Địa ngồi bên phải, Thần Tài ngồi bên trái, giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát hương (bát nhang). Để tránh bát hương xê dịch khi dọn dẹp (bị động ảnh hưởng đến mọi việc, khiến mọi việc gia chủ làm đều trục trặc) thì nên dùng keo dán chặt bát hương xuống bàn thờ.
Trái cây (hoặc mâm ngũ quả) đặt bên trái, lọ hoa đặt bên phải. Hoa nên cắm là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Nên mua sẵn khay xếp năm chén nước thành hình chữ Nhất (一), khay này nếu muốn có thể về sắp lại thành hình chữ Thập ( 十) với mong muốn “thập toàn, thập mỹ”. Nếu có bày Thiềm Thừ bên cạnh thì nên bày sang bên trái bàn thờ Thần Tài. Ngoài ra, có thể làm thêm một bát sứ đẹp, nông lòng đổ đầy nước và thả hoa để phía trước bàn thờ Thần Tài.
Thần Tài bạn có thể cúng quanh năm, ngày thường dùng bánh kẹo, trái cây, ngày lễ tết có thể cúng chay, mặn. Nên cúng Thần Tài vào buổi trưa hoặc buổi chiều.

Coi nguyên bài viết ở : Thờ Thần Tài, Thổ Địa để tài lộc dồi dào